Chuyển đến nội dung chính

Bế mạc Festival Âm nhạc mới Á - Âu: Việt Nam hy vọng sẽ là điểm đến để âm nhạc mới cất cánh


Bế mạc Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2016
Tối 19.10, Lễ bế mạc Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2016 đã được tổ chức tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (Hà Nội) sau 7 ngày làm việc, chính thức khép lại một kì liên hoan thành công, và cũng là sự kiện đánh dấu cho bước phát triển trong tương lai của nền âm nhạc Việt Nam.
Festival Âm nhạc mới Á – Âu 2016 và Festival – Hội nghị Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á –Thái Bình Dương (ACL) lần thứ 34 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam đăng cai tổ chức, đã diễn ra trong 7 ngày gồm chuỗi những buổi hòa nhạc với các thể loại: từ giao hưởng, thính phòng, dân gian, dân tộc, nhạc kịch, vũ kịch, hợp xướng đến ca khúc nhạc đại chúng. Tiêu chí của Festival là giới thiệu những tác phẩm mới sáng tác trong những năm gần đây của các nhạc sĩ tiêu biểu cho các trường phái âm nhạc đương đại trên thế giới với sự thể hiện các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.
Trong lễ bế mạc, BTC đã BTC đã trao giải cho các cuộc thi diễn ra trong khuôn khổ Festival. Đầu tiên là giải thưởng dành cho các nhà soạn nhạc trẻ - Cuộc thi các nhà soạn nhạc trẻ châu Á ACL: Giải nhất được trao cho nhà soạn nhạc trẻ của Đài Loan (Trung Quốc) - Po-Chien Liu; Giải nhì thuộc về nhà soạn nhạc trẻ của Nhật Bản – Hisataka Nishimori; Giải ba được trao cho nhà soạn nhạc trẻ của Philippines – Jonathan M. Domingo. 
Thứ hai là giải thưởng tưởng niệm ACL Yoshiro Irino lần thứ 34 được trao cho nhà soạn nhạc trẻ của Việt Nam - Trần Lưu Hoàng. Giải thưởng cuối cùng mang tên Tsang-Houei Hsu đã thuộc về nhà soạn trẻ của Việt Nam – Nguyễn Minh Trang.
ảnh 1
 Nhà soạn nhạc trẻ của Việt Nam – Trần Lưu Hoàng nhận giải thưởng tưởng niệm ACL Yoshiro Irino lần thứ 34.

Nhạc sĩ trẻ Trần Lưu Hoàng đã không giấu được cảm xúc khi nhận được giải thưởng: “Là một nhạc sĩ Việt Nam, tôi rất vui mừng được nhận giải thưởng dành cho tác phẩm Việt Nam hay nhất. Sau khi tác phẩm của tôi được vang lên trong buổi tối ngày hôm nay và được cộng đồng quốc tế đón nghe, tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi có thể dùng ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam quảng bá cho bạn bè quốc tế.
Khi được hỏi về sáng tác của mình, anh đã chia sẻ: “Tác phẩm vừa đoạt giải của tôi có sử dụng chất liệu dân ca trong bài “Inh lả ơi” rất thân thuộc với người dân Việt Nam, nhưng khi mang nó đến với bạn bè quốc tế, tôi đã dùng những nhạc cụ phương Tây kết hợp với cách hòa âm phối khí để làm mới và truyền tải những âm điệu dân ca nước ta đến bạn bè thế giới. Rất vui mừng là tác phẩm của tôi viết ra đã được nhiều người đón nhận. Theo tôi các tác phẩm của chúng ta nên dựa vào chất liệu dân ca của dân tộc và cần phải quảng bá những nhạc cụ của Việt Nam cho bạn bè quốc tế biết đến như đàn bầu, đàn tranh… Và muốn để bạn bè thế giới biết đến thì các nhạc sĩ phải chăm chút đến nó, ví dụ như viết những tác phẩm về những thể loại độc tấu hoặc hòa tấu về nó”.
ảnh 2
 Nguyễn Minh Trang nhận giải Tsang-Houei Hsu

Ngoài ra, tại đêm diễn bế mạc, dưới sự chỉ huy của nữ nhạc trưởng Zoe Zeniodi, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cùng các nghệ sĩ violon - Stepan Iakovich, nghệ sĩ piano - Werner Heinrich đã mang tới cho khán giả cùng bạn bè quốc tế 8 tác phẩm âm nhạc ấn tượng. 
Khép lại đêm bế mạc, Ban tổ chức đã trao Bằng chứng nhận nhóm nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc nhất cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
ảnh 3
 Nhạc trưởng Honna Tetsuji, Nhạc trưởng Zoe Zeniodi và NSND Nguyễn Chí Dũng - Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam chụp ảnh lưu niệm sau khi trao Bằng chứng nhận nhóm nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc nhất cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Festival âm nhạc Á – Âu kết thúc, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam đã nhận xét: “Ở Việt Nam, đây là âm nhạc kinh điển, bác học, loại hình âm nhạc ít có sân khấu để các nghệ sĩ có thể biểu diễn. Vì vậy chủ trương của Festival âm nhạc lần này là xây dựng một nền âm nhạc mới kết hợp giữa các nước Á – Âu.  Có thể thấy được tuy khán giả nước ta ít được tiếp xúc với những thể loại âm nhạc hiện đại này nhưng vẫn dành cho nó sự hưởng ứng nhiệt tình.
Một thành công nữa trong kì Festival lần này là Việt Nam đã chứng minh khả năng thể hiện bất kì một tác phẩm nào của các nhạc sĩ đương đại thế giới. Từ nay Việt Nam sẽ trở thành địa chỉ cho những cuộc liên hoan mang tính chất chuyên nghiệp, đỉnh cao và khán giả Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đón nhận những tác phẩm mới. Kết quả của ngày hôm nay cho chúng ta có hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm để âm nhạc mới cất cánh".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

7 loại nhạc cụ dễ chơi nhất bạn nên học

Khoa học đã chứng minh được rằng, chơi các loại nhạc cụ giúp con người trở nên thông minh hơn, đồng thời cũng giúp chúng ta giải tỏa những căng thẳng, áp lực thường nhật. Biết chơi một loại nhạc cụ nào đó còn là cách để chúng ta góp vui trong các bữa tiệc, các buổi liên hoan…Đặc biệt hơn nữa, đối với cánh mày râu thì chơi nhạc cụ chính là một trong những tài lẻ khiến họ có thể làm gục ngã trái tim bất kì cô gái nào. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng bog điểm qua một số nhạc cụ dễ chơi nhất để xem bạn phù hợp với loại nào. 7 loại nhạc cụ dễ chơi nhất bạn nên học Guitar Guitar là loại nhạc cụ luôn đứng đầu trong danh sách những loại nhạc cụ phổ biến nhất và ngày càng được nhiều theo học vì sự tiện lợi của nó. Guitar không chỉ dễ chơi, dễ mang theo biểu diễn ỡ khắp nơi, mà chi phí mua đàn cũng như tham gia các lớp học cũng không cao. Thêm vào đó, guitar còn có thể phát ra được khá nhiều âm sắc, có lúc dịu dàng, có khi réo rắt, thậm chí là hào hung và bi tráng. Ngày nay, guitar dường n

HỌC CỜ VUA QUẬN 1, QUẬN 2, QUẬN 3, QUẬN 4, QUẬN 5, QUẬN 6, QUẬN 7, QUẬN 8, BÌNH THẠNH, PHÚ NHUẬN, GÒ VẤP TP HCM

Trẻ em ngày nay ngoài những giờ học trên trường, thì trở về nhà trẻ lại ngồi hàng giờ trước màn hình điện thoại, máy tính, đây là đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Để con trẻ có thể vừa vui chơi, vừa tự do sáng tạo, tự mình khám phá học hỏi những điều mới lạ, phát triển năng khiếu bản thân thay vì cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử bố mẹ nên cho trẻ tới các lớp năng khiếu như  cờ vua ,  âm nhạc ,  mỹ thuật ,  bóng đá ,  võ thuật ... Có nhiều môn học năng khiếu nhưng chọn môn học nào là tùy thuộc vào sở thích của trẻ, bố mẹ nên khuyến khích thay vì áp đặt bắt buộc trẻ học một môn nào đó. Cờ vua là môn thể thao trí tuệ có lịch sử lâu đời, già trẻ lớn bé ai cũng có thể ngồi bên nhau và chơi được. Đến với cờ vua trẻ không chỉ được vui chơi, giải trí mà còn phát triển được trí tuệ, nhiều kỹ năng quan trọng cho cuộc sống. Lợi ích cờ vua mang lại Học cờ vua  có giá trị vô cùng lớn trong việc giáo dục trẻ em . Học cờ vua giúp rèn đức, luyện tài như sự an tĩnh, lễ ph

12 lí do bạn nên học đàn piano

Đây là 12 lí do tôi cho rằng bạn nên bắt đầu học đàn piano ngay hôm nay, ngay giây phút này và ngay lập tức. Thật ra, tôi có hơn 12 lí do cho việc học piano. Nhưng tôi ở bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở con số 12, như thế để bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc quyết định có học hay không, mà tốt hơn hãy dành thời gian đó cho việc yêu thêm cây đàn piano và khao khát được đặt tay lên các phím đàn.     Đây là 12 lí do tôi cho rằng bạn nên bắt đầu  học đàn piano  ngay hôm nay, ngay giây phút này và ngay lập tức. Thật ra, tôi có hơn 12 lí do cho việc  học piano . Nhưng tôi ở bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở con số 12, như thế để bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc quyết định có học hay không, mà tốt hơn hãy dành thời gian đó cho việc yêu thêm cây  đàn piano  và khao khát được đặt tay lên các phím đàn. 1.  Mọi người nên chơi được ít nhất 1 loại nhạc cụ nào đó. T