Chuyển đến nội dung chính

Bạn nên cho con học nhạc từ tuổi nào?


Bạn nên cho con học nhạc từ tuổi nào?

Chúng ta nghe một cậu bé học violin, hay từng nghe kể tất cả những câu chuyện của những thần đồng âm nhạc nổi tiếng như nhà soạn nhạc Mozart đã viết bản giao hưởng đầu tiên của mình khi mới vừa 8 tuổi hay Stevie Wonder kí hợp đổng với Motown khi mới 11 tuổi.

Thậm chí, nếu con của bạn không trình diễn với dàn nhạc New York hay Chicago Symphony ở tuổi 11 (như nghệ sĩ violin Midori và Herbie Hancock chẳng hạn), gia đình bạn chắc hẳn đã tiếp xúc với những trẻ em tài năng trong khu phố. Cho dù là ca đoàn mầm non trong nhà thờ hay một buổi hòa nhạc nhỏ ở trường tiểu học. Điều đó  cho thấy rằng, nếu cha mẹ muốn con thành công thì nên cho con tiếp xúc âm nhạc càng sớm càng tốt, thậm chí nên cho con nghe nhạc ngay từ khi trẻ mới chào đời.

Điều tôi đang nói đến là cha mẹ thường nghe những bậc phụ huynh khác than phiền và điều đó tác động đến con mình dẫn đến việc phân vân không cho con học nhạc từ nhỏ, chẳng hạn như “cha mẹ tôi từng bắt tôi phải chon một nhạc cụ khi tôi còn nhỏ… tôi ghét nó và đến giờ tôi vẫn còn ghét nó”. Để tránh những thái độ tiêu cực,dẫn đến việc cha mẹ trì hoãn việc cho con đi học nhạc từ nhỏ cho đến khi con họ có thể tự chọn cho mình một loại nhạc cụ riêng hay quyết định cho học khi bọn trẻ thậm chí thích chơi đàn.

Sự trình bày này có vẻ như mâu thuẫn. trong thực tế, vấn đề ở đây là bạn làm thế nào để biết độ tuổi chính xác để con có thể học nhạc. Để hiểu hơn vấn đề này, quan trọng là nhìn vào những lý do cơ bản là cha mẹ muốn con mình học nhạc.

Có một nghiên cứu có sức thuyết phục cao khi chứng minh có một “cửa sổ cơ hội”, chính là  từ khi trẻ ra đời đến khi trẻ được 9 tuổi là độ tuổi tốt nhất để phát triển âm nhạc. Trong thời gian này, các cấu trúc não bộ và sự hiểu biết về âm nhạc tương đối tốt, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để trẻ tiếp xúc với âm nhạc.

Câu hỏi quan trọng sau đó không phải là khi nào bắt đầu học nhạc, mà là bạn xác định mục đích việc cho con học nhạc? cho ví dụ,nếu bạn xác định mục đích cho trẻ học nhạc là giúp trẻ làm chủ bản thân, học hỏi kinh nghiệm và học để phát triển các kỹ năng liên quan đến âm nhạc khi còn nhỏ, thì bạn nên cho trẻ tiếp xúc các lớp học nhạc càng sớm càng tốt, thậm chí ngay khi trẻ vừa chào đời.

Bạn không nhất thiết phải  đưa trẻ đến lớp học, bạn có thể là giáo viên của con – bằng cách tạo một phòng nhạc cho trẻ tại nhà. Bạn bật nhạc cho trẻ nghe, lên youtube tìm những động tác lắc lư, hát theo hay nhảy, thậm chí nếu được bạn có thể chơi một nhạc cụ nào đó cho con nghe.

Trẻ có thể tham gia một lớp học nhạc khi trẻ lên 3. Trong độ tuổi này, mục tiêu của lớp học không nhằm mục đích trẻ có thể chơi được bất kỳ một loại nhạc cụ nào, mà mục tiêu chính bạn tìm lớp cho con trong tuổi này là phát triển nhịp trong trẻ, nhân biết giai điệu hay phân biệt âm thanh các nhạc cụ.

Khi trẻ lên 5 tuổi, hầu hết trẻ em đã có đủ nền tảng để  chuẩn bị học nhạc một cách chính thức. Mục tiêu tiếp cận nhạc trong độ tuổi này  không phải để trở thành một người trình diễn tuyệt vời mà xa hơn là làm quen và hiểu những ký hiệu nhạc. Piano và violin là 2 nhạc cụ phổ biến nhất trong tuổi này, nhưng một số ít  người đã thử guitar, hay ukulele.

Khi 10 tuổi, bọn trẻ sẽ có một loạt các kỹ năng liên quan đến nhạc cụ. trẻ có sự phát triển tốt về mặt thể để thử những nhạc cụ lớn hơn, như brass hay những nhạc cụ dây lớn đòi hỏi một thể chất và sức chịu đựng cao hơn. Trong khoảng thời gian này, mục tiêu bài học chuyển đổi từ việc có được những kinh nghiệm đến việc cải thiện khả năng biểu diễn.

Tóm lại, có 3 câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bắt đầu học nhạc khi nào?” “ Tuổi nào chính thức học nhạc?”những hoạt động liên quan đến âm nhạc nên bắt đầu từ khi mới sinh, tiếp theo là các lớp học có hệ thống hơn khoảng 3 tuổi, và bài học với mục tiêu học nhạc cụ một cách cụ thể nên bắt đầu trong khoảng 6 - 9 tuổi. Hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn, trường hợp ngoại lệ chắc chắn sẽ phụ thuộc vào trẻ hay giáo viên.

Kinh nghiệm âm nhạc từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Như đi xe đạp hay một ngôn ngữ, các kỹ năng này có thể được học sau này trong cuộc sống,nhưng chúng sẽ không bao giờ “tự nhiên” đó mới là điều quan trọng, “tự nhiên”là nhân tố quan trọng trong dòng chảy âm nhạc của trẻ.
Nguồn: sưu tầm
TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA - NGÔI SAO NHỎ


                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

7 loại nhạc cụ dễ chơi nhất bạn nên học

Khoa học đã chứng minh được rằng, chơi các loại nhạc cụ giúp con người trở nên thông minh hơn, đồng thời cũng giúp chúng ta giải tỏa những căng thẳng, áp lực thường nhật. Biết chơi một loại nhạc cụ nào đó còn là cách để chúng ta góp vui trong các bữa tiệc, các buổi liên hoan…Đặc biệt hơn nữa, đối với cánh mày râu thì chơi nhạc cụ chính là một trong những tài lẻ khiến họ có thể làm gục ngã trái tim bất kì cô gái nào. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng bog điểm qua một số nhạc cụ dễ chơi nhất để xem bạn phù hợp với loại nào. 7 loại nhạc cụ dễ chơi nhất bạn nên học Guitar Guitar là loại nhạc cụ luôn đứng đầu trong danh sách những loại nhạc cụ phổ biến nhất và ngày càng được nhiều theo học vì sự tiện lợi của nó. Guitar không chỉ dễ chơi, dễ mang theo biểu diễn ỡ khắp nơi, mà chi phí mua đàn cũng như tham gia các lớp học cũng không cao. Thêm vào đó, guitar còn có thể phát ra được khá nhiều âm sắc, có lúc dịu dàng, có khi réo rắt, thậm chí là hào hung và bi tráng. Ngày nay, guitar dường n

HỌC CỜ VUA QUẬN 1, QUẬN 2, QUẬN 3, QUẬN 4, QUẬN 5, QUẬN 6, QUẬN 7, QUẬN 8, BÌNH THẠNH, PHÚ NHUẬN, GÒ VẤP TP HCM

Trẻ em ngày nay ngoài những giờ học trên trường, thì trở về nhà trẻ lại ngồi hàng giờ trước màn hình điện thoại, máy tính, đây là đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Để con trẻ có thể vừa vui chơi, vừa tự do sáng tạo, tự mình khám phá học hỏi những điều mới lạ, phát triển năng khiếu bản thân thay vì cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử bố mẹ nên cho trẻ tới các lớp năng khiếu như  cờ vua ,  âm nhạc ,  mỹ thuật ,  bóng đá ,  võ thuật ... Có nhiều môn học năng khiếu nhưng chọn môn học nào là tùy thuộc vào sở thích của trẻ, bố mẹ nên khuyến khích thay vì áp đặt bắt buộc trẻ học một môn nào đó. Cờ vua là môn thể thao trí tuệ có lịch sử lâu đời, già trẻ lớn bé ai cũng có thể ngồi bên nhau và chơi được. Đến với cờ vua trẻ không chỉ được vui chơi, giải trí mà còn phát triển được trí tuệ, nhiều kỹ năng quan trọng cho cuộc sống. Lợi ích cờ vua mang lại Học cờ vua  có giá trị vô cùng lớn trong việc giáo dục trẻ em . Học cờ vua giúp rèn đức, luyện tài như sự an tĩnh, lễ ph

12 lí do bạn nên học đàn piano

Đây là 12 lí do tôi cho rằng bạn nên bắt đầu học đàn piano ngay hôm nay, ngay giây phút này và ngay lập tức. Thật ra, tôi có hơn 12 lí do cho việc học piano. Nhưng tôi ở bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở con số 12, như thế để bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc quyết định có học hay không, mà tốt hơn hãy dành thời gian đó cho việc yêu thêm cây đàn piano và khao khát được đặt tay lên các phím đàn.     Đây là 12 lí do tôi cho rằng bạn nên bắt đầu  học đàn piano  ngay hôm nay, ngay giây phút này và ngay lập tức. Thật ra, tôi có hơn 12 lí do cho việc  học piano . Nhưng tôi ở bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở con số 12, như thế để bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc quyết định có học hay không, mà tốt hơn hãy dành thời gian đó cho việc yêu thêm cây  đàn piano  và khao khát được đặt tay lên các phím đàn. 1.  Mọi người nên chơi được ít nhất 1 loại nhạc cụ nào đó. T